Thành Lập Công Ty Cần Những Gì Để Bắt Đầu?

Thành Lập Công Ty Cần Những Gì

Thành lập công ty là một bước đi quan trọng đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn bắt đầu kinh doanh chính thức. Vậy để thành lập công ty cần những gì? Cùng theo chân VLK giải đáp thắc mắc này nhé!

Thành lập công ty cần những gì?

Muốn khởi nghiệp chúng ta cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, không chỉ là tiền bạc hay chiến lược kinh doanh mà còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến mặt pháp lý. Dưới đây là những điều cần làm khi thành lập công ty mà VLK tổng hợp được.

1. Xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp

Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính:

  • Công ty TNHH một thành viên: Do cá nhân/tổ chức thành lập, chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 – 50 thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp.
  • Công ty cổ phần: Tối thiểu 3 cổ đông, không giới hạn số cổ đông tối đa, chịu trách nhiệm theo số cổ phần mình sở hữu.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
  • Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, có thể có thêm thành viên góp vốn.

Do đó tùy thuộc theo số lượng thành viên, nhu cầu và điều kiện cụ thể, chủ doanh có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp.

2. Xác định ngành nghề kinh doanh

Khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty, cần xác định chính xác mã ngành và các ngành nghề mà doanh nghiệp dự kiến sẽ hoạt động trong tương lai. Do một số ngành nghề yêu cầu phải có giấy phép con hoặc tuân thủ điều kiện nhất định trước khi hoạt động,ví dụ như ngành thực phẩm, y tế, giáo dục, du lịch. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra danh sách các ngành nghề bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh tại Việt Nam.Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

3. Đặt tên cho công ty

Tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, khi đặt tên doanh nghiệp cần tuân thủ quy định sau:
Tên tiếng Việt gồm có hai phần là loại hình doanh nghiệp và tên riêng

  • Loại hình doanh nghiệp có thể là: công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty CP, công ty hợp danh hoặc công ty HD, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp TN hoặc DNTN
  • Tên riêng dùng các chữ cái tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên công ty phải được gắn tại trụ sở, chi nhánh và hiển thị trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, ấn phẩm của công ty.

Ví dụ: Công ty TNHH Thuế và Kế Toán VLK

Lưu ý:

  • Nếu đặt tên bằng nước ngoài thì phải được dịch nghĩa từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
  • Tên riêng phải đảm bảo không trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các công ty khác mặt dù khác loại hình doanh nghiệp

4. Lựa chọn trụ sở công ty

  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ của Việt Nam và phải có địa chỉ cụ thể, chính xác là nơi tiến hành các giao dịch và hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty

Ví dụ: 197 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, TP. HCM có thể là trụ sở của 100 công ty.

  • Đối với doanh nghiệp chưa có điều kiện để thuê văn phòng thì dịch vụ cho thuê văn phòng ảo là giải pháp hiệu quả để đăng ký kinh doanh mà không cần văn phòng cố định.

5. Xác định mức vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn mà doanh nghiệp tự quyết định đăng ký để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Mặc dù không có quy định cụ thể yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh số vốn này, nhưng từ góc độ pháp lý, vốn này là cơ sở để doanh nghiệp cam kết nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, nợ của công ty cũng như xây dựng uy tín và niềm tin đối với khách hàng. Do đó, việc chọn lựa số vốn điều lệ phù hợp với quy mô, khả năng tài chính và dự định hoạt động của công ty là cực kỳ quan trọng. Một số ngành yêu cầu vốn tối thiểu, như tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.

Ví dụ: Thành lập công ty đầu tư chứng khoán thì vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ

6. Người đại diện pháp luật

  • Người đại diện pháp luật chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp, thường là người quản lý, điều hành trực tiếp và đại diện doanh nghiệp ký kết giấy tờ với cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức.
  • Chức danh phổ biến của họ là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn cho phép người đại diện pháp luật không cần giữ chức danh nào trong công ty.
  • Người đại diện pháp lý của doanh nghiệp phải có địa chỉ thường trú tại Việt Nam. Nếu vắng mặt quá 30 ngày, họ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ doanh nghiệp.

7. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần)
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
  • Giấy chứng nhận đầu tư ( nếu có thành viên, cổ đông góp vốn là người nước ngoài)
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật)
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên, người đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

Để thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác, anh, chị có thể lựa chọn một trong hai phương thức: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ online qua hệ thống trực tuyến. Tại các thành phố lớn như TP. HCM và Hà Nội, hiện nay chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Để thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thành viên hoặc cổ đông phải đủ 18 tuổi
  • Không thuộc diện bị cấm thành lập doanh nghiệp.
  • Có thể đăng ký công ty ở bất kỳ tỉnh/thành phố nào mà không cần ràng buộc về hộ khẩu hay nơi thường trú.
  • Pháp luật không giới hạn số lượng công ty mà một người có thể thành lập, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Quy trình, thủ tục mở công ty

  • Bước 1: Thuê hoặc mượn địa chỉ trụ sở và chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như VLK chia sẻ ở trên.
  • Bước 2: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng từ 3-5 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận kinh doanh.
  • Bước 4: Đăng bố cáo thành lập công ty trên Cổng thông tin quốc gia.

Công ty mới thành lập cần làm những gì?

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện những công việc để hoạt động hợp pháp:

  • Khắc dấu tròn và thông báo mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
  • Thực hiện kê khai thuế ban đầu cho công ty mới.
  • Áp dụng phương pháp tính thuế theo quy định.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử với chi cục thuế địa phương.
  • Làm thủ tục chữ ký số đăng ký khai thuế và nộp thuế online.
  • Treo bảng hiệu kích thước 25x35cm tại trụ sở.
  • Thông báo số tài khoản ngân hàng.
  • Nếu chưa có địa chỉ kinh doanh, VLK Group cung cấp dịch vụ thuê địa văn phòng ảo với giá 500k/tháng.

Trên đây là những gì VLK chia sẻ về quy trình mở công ty. Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh, chị giải đáp được câu hỏi: thành lập công ty cần chuẩn bị những gì và nắm rõ các bước thành lập công ty. Nếu anh/chị còn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với VLK qua 0911 813 098 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Những câu hỏi thường gặp

1. Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp là bao lâu?

  • Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp: 3-5 ngày làm việc.
  • Đăng bố cáo doanh nghiệp, khắc và thông báo mẫu con dấu: 2-3 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Đăng ký hóa đơn điện tử, thông báo phát hành và kê khai thuế ban đầu: 5-10 ngày làm việc từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.

2. Thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì?

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp anh, chị cần lưu ý các điều sau: vốn điều lệ, loại hình công ty, tên công ty, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ công ty, người đại diện pháp luật và chuẩn bị hồ sơ mở công ty.

3. Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu?

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia.

4. Mở công ty cần bao nhiêu tiền?

Chi phí mở công ty sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình doanh nghiệp, quy mô và ngành nghề kinh doanh bao gồm:

  1. Phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: Từ 200.000 đến 600.000 VND.
  2. Chi phí khắc dấu công ty: Khoảng 200.000 – 500.000 VND.
  3. Chi phí mua chữ ký số: Khoảng 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ/năm.
  4. Chi phí phát hành hóa đơn điện tử: Khoảng 500.000 – 2.000.000 VND.
  5. Phí thuê văn phòng ảo (nếu có): Từ 300.000 – 1.000.000 VND/tháng.
  6. Vốn điều lệ: Tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô hoạt động, vốn điều lệ sẽ khác nhau (tối thiểu thường là 10.000.000 VND, nhưng có thể cao hơn nếu là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

Tổng chi phí cơ bản mở công ty có thể dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng, chưa tính các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x