Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty mới nhất

Thủ tục giải thể công ty

Sau một thời gian hoạt động, nhiều doanh nghiệp không đạt được hiệu quả như mong muốn , thua lỗ kéo dài và không còn khả năng để tiếp tục kinh doanh. Thay vì tạm ngừng hoạt động có thời hạn, nhiều doanh nghiệp quyết định giải thể doanh nghiệp. Vậy khi tiến hành giải thể công ty, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
Trong bài viết này, VLK Group sẻ chia sẻ quy trình và thủ tục giải thể công ty mới nhất 2024, để chủ doanh nghiệp nắm được quy trình, điều kiện giải thể doanh nghiệp một cách hợp pháp và tránh các sai phạm không đáng có.

Giải thể công ty là gì?

Giải thể công ty hay giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ liên quan. Quyết định giải thể công ty có thể xuất phát tự nguyện từ ý của chủ doanh nghiệp ( giải thể tự nguyện ) hoặc do yêu cầu bắt buộc từ cơ quan có thẩm quyền ( giải thể bắt buộc)

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty tiến hành giải thể trong 4 trường hợp sau:

  • Tự nguyện giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp, Hội đồng thành viên công ty hợp danh, chủ sở hữu công ty tư nhân hoặc công ty tnhh, Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.
  • Không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong vòng 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp được quy định khác bởi Luật Quản lý thuế).

Điều kiện để giải thể công ty

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng điều kiện sau:

  • Chấm dứt hoạt động tại chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  • Không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc trọng tài.
  • Nếu công ty sử dụng con dấu do công an cấp thì có nghĩa vụ trả lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

Nếu không đáp ứng được những điều kiện này, thủ tục phá sản có thể được áp dụng để doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Điểm khác biệt với phá sản là giải thể khi doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ và tài sản khác.

Hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Để tiến hành giải thể, doanh nghiệp cần làm những thủ tục sau:

1. Thông báo giải thể công ty

Hồ sơ thông báo giải thể công ty bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp theo Mẫu phụ lục II-22.
  • Nghị quyết, quyết định, biên bản cuộc họp của các thành viên đối với việc giải thể công ty
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có).

2. Đăng ký giải thể công ty

Hồ sơ cần chuẩn bị để giải thể công ty bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo về việc giải thể Mẫu phụ lục II-22
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp, danh sách chủ nợ và số tiền nợ đã thanh toán (bao gồm nợ thuế, BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động).
  • Trả con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu cho cơ quan (nếu đăng ký dấu với Cơ quan Công an).
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện.
  • Bản sao CMND/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật.

Ngoài ra, hồ sơ có thể cần thêm:

  1. Đã tất toán tài khoản ngân hàng, cam kết không nợ tại bất kỳ Ngân hàng hay tổ chức nào.
  2. Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể.
  3. Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng MST
  4. Hồ sơ giải thể của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

Nộp hồ sơ giải thể tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi đăng ký kinh doanh qua đường bưu điện hoặc có thể nộp trực tiếp.

Quy trình giải thể doanh nghiệp

Bước 1 Thông báo giải thể công ty

  • Trong vòng 7 ngày kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
    Hồ sơ thông báo giải thể bao gồm các văn bàn và giấy tờ đã được nêu ở trên.
  • Trong 01 ngày làm việc kể từ khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải thông tin giải thể lên Cổng thông tin quốc gia và chuyển tình trạng pháp lý của công ty sang “đang làm thủ tục giải thể” đồng thời thông báo cho Cơ quan thuế để kiểm tra xem doanh nghiệp đã hoàn tất nghĩa vụ thuế chưa.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể

  • Trước khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động tại chi nhánh, văn phòng đại diện và trụ sở kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Trong 05 ngày làm việc sau khi thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
    Hồ sơ đăng ký giải thể đã được nêu ở trên.

Bước 3: Kết quả

  • Sau khi nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin cho Cơ quan thuế, để cơ quan Thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp ( trong 2 ngày làm việc).
  • Trong 05 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến phản đối từ Cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang “đã giải thể” và ra thông báo giải thể.
  • Nếu sau 180 ngày kể từ khi nhận thông báo giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể hoặc ý kiến phản đối từ bên liên quan, doanh nghiệp sẽ tự động được coi là đã giải thể. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang “đã giải thể” và thông báo cho Cơ quan thuế đồng thời ra thông báo giải thể trong 03 ngày làm việc.

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại VLK

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại VLK
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại VLK

Thủ tục giải thể công ty tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian. Việc giải thể công ty có ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan như: người lao động, chủ nợ…Để quá trình này được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, hãy tham khảo ngay dịch vụ giải thể doanh nghiệp của VLK Group.

1. Tư vấn thủ tục giải thể công ty miễn phí
2. Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giải thể công ty và các giấy tờ liên quan.
3. Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Lập danh sách các khoản nợ, bao gồm thông tin về chủ nợ, các khoản nợ đã thanh toán/chưa thanh toán, nợ thuế, nợ BHXH, v.v.
5. Thực hiện thủ tục hủy con dấu tại cơ quan công an.
6. Hoàn thành công việc khóa mã số thuế và các nghĩa vụ thuế khác tại cơ quan thuế.
7. Đại diện doanh nghiệp hoàn tất các nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước.
8. Bàn giao kết quả cho công ty.

Xin vui lòng liên hệ 0911 813 098 để được tư vấn chi tiết.

==> Xem thêm về 4 bước thành lập công ty

Một số câu hỏi liên quan

1. Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan nào?

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Cơ quan Thuế
  • Cơ quan Hải Quan
  • Cơ quan bảo hiểm.

2. Lý do giải thể doanh nghiệp là gì

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giải thể doanh nghiệp là:

  • Do thua lỗ kéo dài
  • Kinh doanh không đúng chiến lược, không bắt kịp xu hướng
  • Thiếu nguồn vốn, không tìm được đầu vào hay đầu ra
  • Ảnh hưởng của nền kinh tế, thiên tai, dịch bệnh
  • Quản lý không hiệu quả

3. Ai có thẩm quyền quyết định giải thể công ty?

  • Đối với giải thể tự nguyện: Doanh nghiệp tự nguyện ra quyết định giải thể và nộp hồ sơ giải thể đến các cơ quan liên quan.
  • Đối với giải thể bắt buộc: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x