Hộ Kinh Doanh Đóng Thuế Như Thế Nào? Cách Tính Thuế HKD

Tìm hiểu cách đóng thuế cho Hộ kinh doanh

Khi bắt đầu kinh doanh, một trong những nghĩa vụ quan trọng của hộ gia đình hay doanh nghiệp phải làm là đóng thuế cho nhà nước. Vậy hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào? Có những loại thuế nào phải nộp và cách tính thuế ra sao? Hãy cùng VLK tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Các loại thuế hộ kinh doanh phải đóng

Theo các quy định về quản lý thuế, hộ kinh doanh cá nhân hay còn gọi là hộ gia đình cần phải đóng 3 loại thuế chính sau:

1. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế VAT là một trong những khoản thuế quan trọng mà hộ kinh doanh phải nộp. Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà mức đóng thuế hộ kinh doanh sẽ khác nhau, với mức thuế suất là 0%, 5% và tối đa là 10%.

2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Đối với hộ kinh doanh cá thể, thuế TNCN được tính dựa trên thu nhập cá nhân của chủ hộ kinh doanh. Việc tính toán và nộp thuế này đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ.

3. Thuế môn bài

Thuế môn bài là một loại thuế cố định hàng năm, được xác định dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu của doanh nghiệp. Thuế môn bài còn phụ thuộc vào ngày đăng ký hoạt động kinh doanh của từng đơn vị, doanh thu hàng tháng của hộ gia đình nên mức đóng thuế không giống nhau.
Ngoài các loại thuế chính nêu trên, hộ kinh doanh cá nhân có thể đóng thêm các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế này.

Cách tính thuế hộ kinh doanh

Tại điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định cách tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh cá thể như sau:

1. Công thức tính thuế GTGT

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT

2. Công thức tính thuế TNCN

Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho hộ kinh doanh là tổng thu nhập đã bao gồm thuế của toàn bộ việc bán hàng, gia công, hoa hồng, và cung ứng dịch vụ trong kỳ tính thuế từ việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa (nếu thuộc diện chịu thuế)
  • Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm thuế GTGT và thuế TNCN áp dụng cho từng lĩnh vực ngành nghề theo bảng sau:

 

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT TS THUẾ TNCN
1 Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0.5%
  • Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng);
  • Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán;
  • Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
  • Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;
  • Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
  • Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.
0.5%
2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
  • Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự;hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;
  • Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;
  • Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;
  • Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;
  • Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số;
  • Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;
  • Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;
  • Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu;
  • Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;
  • Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;
  • Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;
  • Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);
  • Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
  • Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;
  • Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.
5% 2%
  • Cho thuê tài sản gồm: Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú;
  • Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;
  • Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ;
  • Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp; Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.
5% 5%
3 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1.5%
  • Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;
  • Khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
  • Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;
  • Dịch vụ ăn uống;
  • Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
  • Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;
  • Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;
  • Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định.
1.5%
4 Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%
  • Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
  • Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
  • Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;
2% 1%
  • Trường hợp hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Nếu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không trọn năm (dưới 12 tháng), bao gồm cá nhân mới kinh doanh, kinh doanh theo thời vụ, hoặc ngừng/nghỉ kinh doanh, mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được tính trên cơ sở doanh thu của một năm đầy đủ (12 tháng) để xác định thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

3. Cách tính thuế môn bài

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP thì:

STT Mức doanh thu Thuế môn bài phải nộp
1 Hộ kinh doanh cá thể nếu có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống Không phải nộp thuế môn bài
2 Đối với hộ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì mức lệ phí môn bài cụ thể như sau:
  • Doanh thu từ 100 triệu dưới 300 triệu/năm
Nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 300 triệu đến dưới 500 triệu/năm
Nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 500 triệu/năm
Nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm
3 Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm Nộp mức lệ phí môn bài cả năm
4 Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm Nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm

Hiện nay hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu tiên ra hoạt động sản xuất, kinh doanh thì sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên. Do đó thời điểm bắt đầu tính thuế môn bài là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.

Ví dụ: Nếu năm 2023 doanh thu của HKD anh A là 250 triệu đồng thì mức thuế môn bài anh A phải nộp là 300.000 đồng/năm

Kê khai và đóng thuế hộ kinh doanh

1.Các phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh

Tại thông tư 40/2021/TT-BTC có 3 phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh bao gồm:

Phương pháp kê khai

Áp dụng với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô lớn, HKD, cá nhân kinh doanh chưa có quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

  • Phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng, thì không cần thực hiện chế độ kế toán.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không cần quyết toán thuế.

Phương pháp kê khai từng lần phát sinh

Áp dụng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định.

  • Khai và tính thuế dựa trên doanh thu từng lần phát sinh.
  • Không cần kê khai định kỳ: Chỉ khai thuế khi sử dụng hóa đơn điện tử lẻ.

Phương pháp khoán( Hộ khoán)

Áp dụng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và phương pháp kê khai từng lần phát sinh

  • Không cần phải thực hiện chế độ kế toán: Phải nộp thuế khoán hàng năm và chỉ khai thuế khi sử dụng hóa đơn điện tử lẻ.

2.Thời hạn nộp thuế

Theo phương pháp kê khai

Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cho hộ kinh doanh nộp thuế:

  • Theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
  • Theo quý là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý sau.

Theo quy định, thời hạn nộp thuế cho hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Theo phương pháp kê khai từng lần phát sinh

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Nếu khai bổ sung, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ của kỳ tính thuế có sai sót.

Theo phương pháp khoán

  • Hộ khoán được cơ quan thuế thông báo số thuế phải nộp từ đầu năm thì thực hiện nộp thuế theo thông báo đó.

Việc tuân thủ đúng quy định về đóng thuế hộ kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với mọi người. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào. Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần giải đáp thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ hotline 0911 813 098 để được tư vấn.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x