Cá nhân có thu nhập từ Youtube, Tiktok, Facebook, Google và các nền tảng số khác có phải đóng thuế TNCN?

Cá nhân có thu nhập từ Youtube, Tiktok, Facebook, Google có đóng thuế

Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp số , khiến việc kiếm tiền trên các nền tảng như YouTube, Tiktok, Google và các nền tảng trực tuyến khác đã mang lại thu nhập khủng cho nhiều cá nhân, thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là họ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Và tỷ lệ đóng thuế là bao nhiêu phần trăm? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Kiếm tiền từ Youtube, Facebook, Google có phải đóng thuế không?

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 126/2020/NĐ-CP có nói: Cá nhân cư trú, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Do đó, cá nhân có thu nhập từ YouTube, Tiktok, Facebook, Google và nền tảng trực tuyến khác được xếp vào hạng mục là cá nhân kinh doanh nên phải đóng thuế TNCN và thuế GTGT.

Tỷ lệ đóng thuế của cá nhân có thu nhập từ Youtube, Facebook, Google?

Tại Điều 1 và Phụ lục 01 của Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính:

  • Cá nhân có thu nhập từ YouTube, Facebook, Google và các nền tảng mạng xã hội khác có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
  • Nếu thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN trên doanh thu tính thuế. Suy ra tổng số thuế mà các cá nhân phải nộp là 7% của tổng doanh thu của họ.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ Youtube, Tiktok, Google

Công thức tính thuế như sau

Thuế phải nộp = [Doanh thu tính thuế] x [Tỷ lệ thu thuế]

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế là số tiền mà các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Google trả cho cá nhân bao gồm (Tiền từ quảng cáo trên Youtube, Facebook, khoản tài trợ và hợp tác thương mại, doanh thu từ bán hàng online, tiền từ dịch vụ cung cấp qua mạng, hoa hồng từ các chương trình liên kết)
  • Tỷ lệ thuế là phần trăm áp dụng theo ngành nghề kinh doanh

Ví dụ

Nếu doanh thu bạn nhận được trên youtube là 1.000.000.000 tỷ/ năm:
Số thuế phải nộp= 1.000.000.000* 7%= 70 triệu/ năm, trong đó:

– Thuế GTGT phải nộp = 50 tr
– Thuế TNCN phải nộp = 20 tr

IV) Hình thức kê khai thuế cho người kiếm tiền từ mạng xã hội

Các cá nhân có thu nhập từ các nền tảng này phải có nghĩa vụ kê khai Theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:

– Cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook phải tự kê khai thuế thu nhập cá nhân.
– Cá nhân ký hợp đồng với công ty đối tác của Google, Facebook, Tiktok… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế mà công ty sẽ kê khai và nộp thay.

V) Thời hạn kê khai và nộp thuế

– Nếu cá nhân kinh doanh từ nền tảng mạng xã hội thực hiện khai thuế theo lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế cho công ty, thời hạn quyết toán chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 sau khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
– Nếu nếu cá nhân tự quyết toán thuế TNCN, hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 4 sau khi kết thúc năm dương lịch.

Trách nhiệm hành chính – Hình sự khi trốn thuế TNCN

1- Trách nhiệm hành chính:

Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 7 và Điểm d, Khoản 1, Điều 138, Luật quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế sẽ bị phạt với số tiền từ 1-3 lần trên số tiền thuế trốn (quy định tại Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Ngoài ra, với hành vi cố tình khai sai thu nhập với mục đích trốn thuế thì sẽ bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu và buộc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp.

2- Trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 200, Bộ luật hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017 quy định, hành vi trốn thuế chia 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • Trường hợp 2: Số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về các tội được quy định, chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 triệu – 500 triệu hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.

Tùy vào mức độ vi phạm để xác định khung tăng nặng, người thực hiện hành vi trốn thuế có thể nhận án phạt lên đến 07 năm tù.

Dịch vụ kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại VLK

Đây là dịch vụ mà VLK Group đã thực hiện cho nhiều cá nhân kinh doanh với cơ quan thuế.

Thông thường, cá nhân sẽ ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập thực hiện kê khai và quyết toán thuế TNCN. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc đối tượng phải tự kê khai và quyết toán thuế, quá trình này có thể tốn nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn do thiếu hiểu biết. Hãy tham khảo ngay dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của VLK Group với nhiều lợi ích như sau:

  • 1. Tư vấn miễn phí, xác định số thuế TNCN bạn phải nộp
  • 2. Hỗ trợ đăng ký mã số thuế cá nhân kinh doanh với cơ quan thuế
  • 3. Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ kê khai thuế, quyết toán thuế
  • 4. Thay mặt cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN lên cơ quan thuế. Đồng thời theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm
    đảm bảo lợi ích tối đa cho bạn.
  • 5. Tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí

Trên đây là các quy định về việc đóng thuế thu nhập cá nhân từ các nền tảng như YouTube, Facebook, Google… Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc về số thuế phải nộp khi kiếm tiền trên mạng xã hội. Nếu có gì thắc mắc, vui lòng gọi ngay hotline 0911 813 098 để được hỗ trợ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x